NHẬN PrEP

HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ & BẢO MẬT

ĐĂNG KÝ NGAY

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV – PrEP (Pre-Exposure Prophylaxis) – là việc một người chưa nhiễm HIV sử dụng thuốc kháng vi-rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV.
 
Sử dụng PrEP hàng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục đến hơn 90% và qua đường tiêm chích ma túy đến hơn 70%. 

PrEP là gì? 

PrEP dùng cho ai?

Những người chưa nhiễm HIV và có nguy cơ nhiễm HIV cao, bao gồm: 

Có quan hệ tình dục không an toàn với nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), Người tiêm chích ma túy; người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục,... 

Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV. 



- Uống đều đặn mỗi ngày. Để giúp bạn không quên, việc uống PrEP nên gắn với một thói quen hàng ngày của bạn, như đánh răng, hoặc đặt chuông đồng hồ, điện thoại để nhắc nhở. 
PrEP cần uống đều đặn mỗi ngày vào bất cứ lúc nào (sáng, chiều hoặc tối),  trước hoặc sau khi ăn. 

- Đối với Nam quan hệ tình dục đồng giới qua đường hậu môn, uống 2 viên cho liều đầu tiên, các ngày sau đó uống mỗi ngày 1 viên. 

- PrEP chỉ đạt hiệu quả tối đa sau khi uống 7 ngày ( đối với dự phòng quan hệ tình dục qua đường hậu môn) và sau khi uống 21 ngày (đối với dự phòng quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc đường máu).  

Sử dụng PrEP
như thế nào?

( Chỉ được áp dụng cho Nam có quan hệ tình dục đồng giới theo công thức 2+1+1)

Sử dụng PrEP hàng ngày: Cho các nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV

Sử dụng PrEP theo tình huống:

PrEP an toàn với mọi người sử dụng bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

Có khoảng 10% người sử dụng gặp tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, đau đầu,... nhưng các phản ứng thường nhẹ và chấm dứt sau một đến 2 tuần.

PrEP không ảnh hưởng đến hoóc-môn nữ. 

PrEP có an toàn không?

90%
10%
Không có tác dụng phụ
Tác dụng phụ nhẹ

Lưu ý khi sử dụng PrEP

  • PrEP không có tác dụng tránh thai
  • PrEP không có tương tác với ma túy hoặc rượu
  • PrEP có thể sử dụng trong suốt thời kì mang thai và cho con bú 
  • Hãy trao đổi với bác sỹ khi bạn muốn dừng PrEP  
  • PrEP phòng lây nhiễm HIV nhưng không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, viêm gan B,C Chlamydia,...
  • Luôn sử dụng bao cao su và PrEP khi quan hệ tình dục để phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

KHÔNG NGẠI CHI XA
BÊN TA CÓ PrEP

#PrEPngay

ĐĂNG KÝ NGAY

Một số hình ảnh của các tổ chức cộng đồng

         Bản quyền trang đăng ký thuộc sở hữu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Cần Thơ (CDC Cần Thơ), được hỗ trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong khuôn khổ Dự án Tăng cường Kết nối Cộng đồng Phòng chống HIV phía nam (C-Link) do Trung tâm LIFE thực hiện